Quảng cáo
qcqc5qc6
slide1Slide3slide2
Nha chu

Bệnh viêm nướu và viêm nha chu

Bệnh viêm nướu và viêm nha chu
Định nghĩa về bệnh viêm nướu và nha chu viêm

Định nghĩa về bệnh viêm nướu và nha chu viêm

Nha chu là gì ?

Là các mô, các tổ chức quanh răng gồm:

Nướu răng

Dây chằng quanh răng

Cement

Xương ổ răng và xương hàm

Vậy bệnh nha chu là gì ?

Là quá trình bệnh lý tác động đến mô nâng đỡ của răng, quá trình này có thể tác động đến :

Phần bề mặt của mô nha chu: gây ra bệnh viêm nướu

Phần sau của mô nha chu: gây viêm nha chu là giai đoạn nặng của bệnh viêm nướu.

 

Tác hại của bệnh:

Vì vậy bệnh nha chu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng

Răng bị lung lay và có thể bị mất nhiều răng cùng một lúc.

Nha chu viêm nguy hiểm hơn sâu răng và rất khó chữa trị.

Rất tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức, ảnh hưởng lớn đến kinh tế.

Gây cho người bệnh rất khó chịu, miệng có mùi hôi, sức nhai bị giảm.

Sức khỏe giảm sút.

Nha chu viêm có thể phá hủy nhiều răng hay toàn bộ hàm răng.

Nguyên nhân của bệnh nha chu do đâu ?

Vi khuẩn  Khuẩn Streptococcus Mutans là nguyên nhân chính )

Các loại vi khuẩn thường trú ở miệng là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nướu khi gặp điều kiện thuận lợi như: có mảng bám răng, vôi răng, vệ sinh răng miệng kém, sức đề kháng của cơ thể suy yếu.

Yếu tố thuận lợi cho nha  chu viêm xảy ra:

Mảng bám răng: là một lớp màng mỏng trên bề mặt răng, là nơi trú ẩn rất tốt cho vi khuẩn, nơi lưu trú thức ăn dính lại ở kẽ răng.

Cầu răngmão răng, răng giả, răng trám: không đúng kỹ thuật làm cọ sát nướu, lưu giữ thức ăn vụn, vi khuẩn làm nướu răng bị nhiễm.

Bệnh lý: Thiếu sinh tố C, Sốt xuất huyết, Ung thư máu …

Yếu tố sinh lý: Thời kỳ có kinh, mang thai, nướu dễ bị viêm do các rối loạn nội tiết tố.

Cách nhận biết bệnh viêm nướu

Lúc nướu bình thường:

Nướu màu hồng nhạt

Săn chắc

Không đau

Không dễ chảy máu

Dấu chứng của nha chu viêm và viêm nướu

Nướu có màu đỏ sẩm

Sưng, đau dễ chảy máu khi chải răng

Hơi thở hôi

Vôi răng đóng ở cổ răng

Ấn vào nướu thấy mềm, phập phều có dịch máu mủ chảy ra

Răng lung lay, di chuyển thưa ra, lệch lạc

Cách phòng ngừa

  • Chải răng thật kỹ, đúng cách ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ chải sạch mảng bám răng.
  • Nên ăn rau quả tươi có nhiều sinh tố, chất xơ giúp cho sạch răng như: cam, bưởi, rau tươi…
  • Không nên dùng tăm thường xuyên
  • Không nên dùng bàn chải cũ, lông đã mòn, chải răng không sạch mà còn làm xây xát trầy nướu
  • Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng / lần
Hỗ trợ trực tuyến
Nha khoa hương giang
Nha khoa hương giang
0903.992.412
Thời tiết hiện tại
Nguồn KTTV T.W
Thống kê truy cập