Quảng cáo
qcqc5qc6
slide1Slide3slide2
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

Biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Lỗ sâu là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tổn thương gây ra do bệnh sâu răng. Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc của răng và gây ảnh hưởng lên cả men răng (lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng) và ngà răng (lớp mềm hơn nằm ngay bên dưới men răng).

Lỗ sâu răng là gì ?
Lỗ sâu là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tổn thương gây ra do bệnh sâu răng. Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc của răng và gây ảnh hưởng lên cả men răng (lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng) và ngà răng (lớp mềm hơn nằm ngay bên dưới men răng).
Sâu răng được gây ra như thế nào ?
Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau thường trú trong môi trường miệng. Chúng tích tụ lại (cùng với nước bọt, mảnh vụn thức ăn và những chất tự nhiên khác) trên bề mặt răng trong một màng phím dày đặc gọi là mảng bám răng. Một vài loại vi khuẩn trong mảng bám răng có thể chuyển hóa đường và cacbonhydrate (tinh bột ) có trong thức ăn mà chúng ta ăn vào để tạo thành acid. Những acid này khử khoáng ở bề mặt răng tạo thành những lỗ nhỏ li ti hay soi mòn răng và lớn dần theo thời gian tạo thành lỗ sâu.

 

Ai có nguy cơ bị sâu răng ?

Sâu răng rất phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn cũng có nguy cơ sâu răng.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng là:

  • Chế độ ăn giàu cacbonhydrate (đường và tinh bột )
  • Sử dụng nước không fluor hóa
  • Tình trạng khô miệng
  • Một số thuốc
  • Vệ sinh răng miệng không tốt.

Những vị trí nào dễ bị sâu răng ?

  1. Sâu răng ở mặt nhai xảy ra khi mảng bám tích tụ nhiều trên các hố rãnh.

Đây là vị trí thường gặp ở trẻ em vì chúng thường bỏ qua những vị trí này khi chải răng.

  1. Sâu răng ở kẽ giữa các răng xảy ra khi mảng bám tích tụ nhiều trên những bề mặt răng khó chải này. Những vị trí này không thể đưa bàn chải đến được, do đó sâu răng sẽ phát triển nếu không dùng chỉ nha khoa hay làm sạch vùng kẽ răng thường xuyên.
  2. Sâu răng ở bề mặt chân răng xảy ra nếu bệnh nhân bị tụt nướu hay bị tiêu xương (thường kèm với bệnh về nướu hay nha chu viêm ).

Những dấu hiệu của sâu răng là gì ?

Sâu răng có thể xảy ra ở nhiều răng trong cùng một thời điểm và có thể xảy ra ở nhiều mặt của cùng một răng. Những triệu chứng thường gặp là:

  • Có một lỗ sâu trên răng
  • Răng nhạy cảm hơn bình thường (khi ăn thức ăn ngọt hay quá nóng và quá lạnh )
  • Đau răng
  • Mắc thức ăn ở kẽ răng

Các giai đoạn tiến triển của sâu răng là gì ?

1.Những đốm trắng: Vi khuẩn chuyển hóa đường và tinh bột tạo ra acid tác

động lên men răng. Đây là quá trình khử khoáng. Dấu hiệu đầu tiên của quá trình này là một đốm trắng đục. Ở giai đoạn này, sâu răng có thể được phục hồi.
2.Sâu men:
Quá trình khử khoáng tiếp tục. Men răng bắt đầu bị phá vỡ. Một khi bề mặt men răng đã bị vỡ, răng không thể tự hồi phục được nữa. Lỗ sâu phải được nha sĩ làm sạch và trám lại.
3.Sâu ngà:
Sâu răng lan đến ngà răng, nơi mà nó có thể lan rộng và hủy hoại phía bên dưới lớp men.
4.Ảnh hưởng tủy:
Nếu răng sâu không được điều trị, nó sẽ lan đến tủy răng, nơi có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng lúc này sẽ bị nhiễm khuẩn. Có thể xuất hiện áp-xe (khối sưng ) hoặc lỗ (lỗ mở ra ở trên bề mặt nướu ) trên mô mềm.

Điều trị sâu răng như thế nào ?

Phương pháp điều trị chuẩn đối với sâu răng là trám / phục hồi răng. Nha sĩ sẽ lấy sạch phần sâu trong lỗ sâu răng (thường thực hiện sau khi đã gây tê để bệnh nhân không bị đau ) và sau đó trám lỗ sâu lại.

Nếu lỗ sâu lớn hơn và răng mất chất nhiều, phần mô răng còn lại có thể không đủ để nâng đỡ vật liệu trám. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ lấy sạch phần ngà sâu, trám lỗ sâu và bọc mão lại.

Trường hợp sâu răng thâm nhập đến tủy răng, nha sĩ sẽ chuyển đến chuyên gia về nội nha để điều trị tủy răng. Dây thần kinh và mạch máu bị nhiễm khuẩn trong tủy răng sẽ được loại bỏ và được bơm rửa sạch sẽ. Trong hầu hết các trường hợp, cần thực hiện một mão răng để bảo vệ đã điều trị tủy.

Làm gì để phòng ngừa bệnh sâu răng ?

Có thể phòng ngừa bệnh sâu răng  bằng thói quen chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng .Đây là vài lời khuyên có ích cho bạn:

  • Chải răng 2 lần /ngày với Kem đánh răng có chứa Fluor.
  • Súc miệng kỹ 2 lần / ngày sau khi chải răng, mỗi lần 30 giây với nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Làm sạch vùng kẽ răng hằng ngày bằng chỉ nha khoa để phòng ngừa viêm nướu, giúp cho nướu khỏe mạnh.
  • Tránh hút thuốc lá.
  • Thực hành nếp sống có lợi ích cho sức khỏe.
  • Khám răng miệng định kỳ.

Chải răng đúng cách như thế nào ?

  1. Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía đường viền nướu. Rung

nhẹ bàn chải với biên độ ngắn rồi chải từ nướu cho đến bờ cắn.

  1. Chải mặt trong của các răng với động tác tương tự như trên.
  2. Chải mặt nhai của các răng.
  3. Dùng đầu bàn để chải mặt trong của các răng phía trước, cả răng trên và răng

dưới.

  1. Để hơi thở thơm tho, đừng quên chải lưỡi của các bạn!

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như thế nào ?

1.   Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm và cuốn chung quanh hai ngón tay giữa (cuốn nhiều hơn ở một ngón tay ) để lại một đoạn ở giữa khoảng 4cm.

2.   Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ sợi chỉ và nhẹ nhàng đưa vào kẽ răng, cẩn thận không đẩy xuống nướu.

3.   Áp sợi chỉ vào từng mặt bên của răng giống hình chữ V và nhẹ nhàng lướt nó lên xuống nhiều lần đối với mỗi mặt bên răng, bao gồm cả phía dưới đường viền nướu, nới (bên ngón tay đã cuốn nhiều ) và cuốn để có đoạn chỉ mới dùng cho kẽ răng khác.

Hỗ trợ trực tuyến
Nha khoa hương giang
Nha khoa hương giang
0903.992.412
Thời tiết hiện tại
Nguồn KTTV T.W
Thống kê truy cập